Dinh dưỡng từ cần tây
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ,ầntâycónhiềulợiíchnhưngcầnlưuýgìkhisửdụrau má giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Theo đông y, cần tây có vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho), khu phong lợi thấp (trừ phong thấp), chỉ huyết (cầm máu), giải độc. Cần tây không chỉ là nguyên liệu trong các món ăn mà còn là vị thuốc từ thực phẩm tốt cho sức khỏe. Toàn thân cần tây đều có thể sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh như trị tăng huyết áp, kèm các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu; thần kinh suy nhược; kinh nguyệt không đều...
Trong y học hiện đại, cần tây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo. Cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin K và vitamin A và C, canxi và sắt. Cần tây cũng có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Cần tây chứa 95% là nước, do đó loại rau này thích hợp cho người muốn giảm cân hoặc muốn cải thiện tình trạng táo bón.
Các chất chống oxy hóa trong cần tây bao gồm các flavonoid cũng như lunularin và bergapten giúp chống lại gốc tự do có thể gây hại cho tế bào, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Cần tây cũng chứa nhiều phthalide giúp thư giãn các thành động mạch, máu huyết lưu thông, giảm hạn chế tình trạng tăng huyết áp.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rau cần tây và hạt cần tây chứa hơn 25 hợp chất có khả năng kháng viêm, chống viêm, kháng khuẩn. Bổ sung rau cần tây trong bữa ăn cũng giúp tốt cho hệ tiêu hóa và gan.
Tác hại khi uống quá nhiều nước ép cần tây
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vũ, mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ cho việc giảm cân nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại cho một số đối tượng sau:
Nguy cơ bị bướu cổ: Do lượng chất goitrogen có trong cần tây có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của i ốt trong tuyến giáp làm tăng nguy cơ thiếu hụt i ốt và gây bướu cổ. Bướu cổ có thể gây sưng ở cổ, dẫn đến các vấn đề hô hấp và suy giáp có thể xảy ra.
Tăng độ mẫn cảm của da dưới ánh sáng mặt trời: Cần tây chứa psoralen có thể khiến da nhạy cảm hơn, dễ kích ứng dưới ánh sáng mặt trời. Nếu định sử dụng nước ép cần tây lâu dài thì bạn cần có phương án phù hợp để bảo vệ da.
Không tốt cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang có tình trạng sảy thai: Vì khi ăn nhiều cần tây sẽ làm tử cung bị kích thích co bóp, gây ảnh hưởng cho mẹ bầu và thai nhi.
Những lưu ý khi sử dụng cần tây
Những đối tượng không nên dùng bao gồm những người đang bị huyết áp thấp, người bị bệnh thận hoặc mắc những bệnh ngoài da, phụ nữ đang mang thai... để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm cần tây vào thực đơn.
Thời điểm uống nước cần tây tốt nhất: Theo các chuyên gia khuyến cáo, nên uống vào trước bữa sáng 30 phút. Điều này sẽ giúp hạn chế việc nạp quá nhiều calo trong bữa ăn, đồng thời hệ tiêu hóa tốt hơn, ngăn táo bón cũng như đầy hơi…
Liều lượng: Một ngày bạn chỉ nên uống không quá 500ml nước cần tây, có thể uống trong 1 lần hoặc chia ra các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ 250ml vào buổi sáng trước khi ăn và 250ml vào buổi chiều/tối sau khi ăn. Một lượng nước ép cần tây vừa đủ mỗi ngày sẽ không gây hại cho cơ thể.